Tính thực tế ảo càng cao = nguy hiểm càng nhiều : Hiện tượng Pokémon GO và các tình huống pháp lý mới

Hiện tượng mới của mùa hè này chính là trò chơi ứng dụng Pokémon GO, một sản phẩm kết hợp giữa Niantic và Nintedo, hiện đang gây sốt tại nhiều quốc gia. Tại Pháp, ứng dụng này được chính thức ra mắt vào ngày 24/07/2016. Trò chơi này hiện đang làm mưa làm gió với ước tính từ 50 đến 100 triệu lượt tải trên Play Store của Google và vẫn đang tiến đến những kỷ lục mới. Tuy nhiên, đã có nhiều mẩu tin tức đề cập đến những mối nguy hiểm khi chơi Pokémon GO cũng như tương tác với ứng dụng tăng cường tính thực tế ảo, ít nhiều khiến người đọc cười ra nước mắt. Vốn đã được các luật gia dự đoán trước, công nghệ đang được dân chủ hoá cùng với trò chơi này và luật pháp sẽ phải theo kịp các hiện tượng của xã hội nếu không muốn trở nên lỏng lẻo.

Xâm phạm tài sản cá nhân :

Một trong những yếu tố khác biệt của trò chơi Pokémon GO chính là tính tương tác của người chơi với thực tế rất cao (hay còn gọi là trò chơi được tăng cường thực tế ảo), công nghệ dựa trên bản đồ thực tế và người chơi vừa theo dõi màn hình điện thoại vừa tìm bắt một chú Pokémon hoang dã. Các sinh vật bé nhỏ này tập trung rất nhiều ở những nơi công cộng nhưng bạn cũng có thể bắt gặp một chú ngay trong vườn nhà mình, Pokémon có thể xuất hiện ngẫu nhiên ở bất cứ đâu. Do đó, các hình thức xâm phạm quyền cá nhân mới có thể xuất hiện vì Niantic có thể cho các Pokémon xuất hiện trong các căn hộ, nhà riêng mà không hỏi ý kiến chủ nhân. Điều này cũng có thể thực sự dẫn đến những vụ xâm nhập gia cư bất hợp pháp bởi những người chơi liều lĩnh.

Ảnh hưởng đến đời sống cá nhân của người chơi :

Trong trò chơi Pokémon GO, người chơi theo dõi avatar của mình trên một bản đồ thực thông qua smartphone. Để chơi ứng dụng có tính thực tế ảo được tăng cường này, người chơi buộc phải cho phép định vị trên bản đồ và điều này đặt ra nhiều băn khoăn. Khi đồng ý với những điều khoản về bảo mật, người chơi đã đồng ý cho Niantic theo dõi vị trí của mình mỗi khi vào ứng dụng. Tuy nhiên vị trí của các Pokémon là ngẫu nhiên và tạm thời, người chơi sẽ có thêm khả năng gặp một chú Pokémon hiếm (ít khi xuất hiện) nếu giữ cho trò chơi hoạt động ẩn và điều này khiến Niantic có thể theo dõi tất cả các di chuyển thường ngày của người chơi.

Niantic vẫn chưa rõ ràng về điều khoản bảo mật của mình và điều này đặt ra vấn đê về quyền thu thập thông tin cá nhân của người chơi, vốn được thực hiện rất dễ dàng thông qua việc buộc phải kết nối tài khoản Google để dùng ứng dụng. Tuy nhiên, việc tiếp cận được các thông tin cá nhân của người chơi vốn bị hạn chế sau rất nhiều vụ kiện bởi người chơi nhằm vào Niantic, vốn là thành viên của Google ! Người lập trình cho phép chuyển các thông tin cá nhân đến cho những bên thứ ba hoặc để quảng cáo dựa trên vị trí của người chơi. Tính thực tế ảo nâng cao cũng đem đến một số mối nguy hại cho đời sống riêng tư, đôi khi rất trầm trọng, như ở Dubai, nơi cảnh sát được trang bị « Google Glass », một loại mắt kính thông minh tích hợp các ứng dụng. Công nghệ này cho phép lực lượng cảnh sát có thể bí mật quay phim những người đi đường và đồng hoá hình ảnh này với dữ liệu về tội phạm có sẵn để có thể bắt được tội phạm dễ dàng hơn.

Nguy cơ tiềm tàng đối với công việc :

Khi đi bắt Pokémon, người dùng ứng dụng này thường có xu hướng chụp ảnh màn hình chú Pokémon của mình và chia sẻ lên mạng xã hội. Người chơi cũng chụp ảnh những nơi riêng tư như văn phòng, sân nhà… mà không cần xin phép hoặc chụp ảnh những nơi công cộng cấm sử dụng các thiết bị ghi hình như sòng bài hay một số các viện bảo tàng. Sẽ còn nguy hiểm hơn nếu các nhân viên bí mật sử dụng công nghệ « Google Glass » tại nơi làm việc và ghi lại những thông tin mang tính bảo mật và có thể gây nguy hại đến bí mật nghề nghiệp.

Mối nguy cơ này hoàn toàn có thể xảy ra với trò chơi Pokémon GO vì Niantic đã tính toán tầng suất xuất hiện của Pokémon tại những nơi người chơi thường lui tới, bao gồm cả nơi làm việc. Bức anh một chú Pokémon xuất hiện trên bàn làm việc của bạn cũng có thể mang những nguy cơ tiềm tàng đối với những tài liệu mang tính bảo mật, dù chúng chỉ ở phông nền và sau đó được phát tán trên Internet.

Nguy cơ đến quyền sở hữu trí tuệ :

Trong Pokémon GO, các cửa hàng hoặc các trung tâm thương mại trên bản đồ của trò chơi sẽ tương ứng là những nơi nhiều người lui tới trong thực tế. Niantic sử dụng ảnh của những địa điểm này cho ứng dụng của mình, kéo theo những khó khăn về quyền sở hữu trí tuệ của các quốc gia, Tại Hoa Kỳ, nơi trò chơi này xuất hiện từ ngày 06/07, người chơi có quyền tự do sử dụng những bức ảnh, đoạn phim toàn cảnh những toà nhà trong các khu vực công cộng hoàn toàn miễn phí và không cần xin phép, một ngoại lệ của quyền tác giả.

Tại Pháp, việc tự do sử dụng ảnh toàn cảnh cũng đã xuất hiện nhưng vẫn còn hạn chế. Điều khoản mới tại điều L.122 5 của Bộ luật về quyền sở hữu trí tuệ có nêu rõ nếu tác giả không thể ngăn cấm việc « sao chụp, phát tán các tác phẩm kiến trúc hoặc điêu khắc được đặt tại những địa điểm công cộng, do các thể nhân thực hiện, trừ phi sử dụng với mục đích thương mại ». Rất có thể Niantic bị kiện vì điểm pháp lý này, công ty này đã sử dụng hình ảnh những địa điểm công cộng cho mục đích thương mại, cụ thể là cho ứng dụng mang tính tương tác cao của mình.

Tương lai của việc tăng cường thực tế ảo :

Cùng với làn sóng Pokémon GO, chắc hẳn rằng những ứng dụng có tính thực tế ảo nâng cao sẽ ngày càng nợ rộ trong tương lai gần và luật pháp phải theo kịp hiện tượng mợi này để ngăn chặn những mối nguy hại chưa được tính đến. Một ứng dụng ảo sẽ hướng tất cả người dùng đến một địa điểm có thật, kéo theo những nguy cơ có thể xảy ra tại những nơi tụ tập đông người, ngoài tắc đường hoặc tai nạn gian thông là những nguy cơ nhìn thấy được, và ai sẽ chịu trách nhiệm khi một trong những địa điểm này trở nên nguy hiểm bởi sự xuất hiện của một tên tôi phạm dùng ứng dụng như một mồi câu hay một người chơi bị thương ? Tại Hoa Kỳ, một thượng nghĩ sĩ đã yêu cầu chặn ứng dụng đối với một số đối tượng đang theo dõi.

Một điều cần quan tâm : những mối nguy liên quan đến những ứng dụng ảo giờ đây đã trở nên thực hơn…